Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Phi thường HANG ĐỘNG giữa biển khơi

Những cột đá khổng lồ với cấu trúc lục lăng kì lạ lại hoàn toàn là tác phẩm của bàn tay tạo hóa.

Hang Fingal nằm trên hòn đảo đá không người sinh sống tên là Staffa, ở ngoài xa bờ tây Scotland và là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Scotland. 

Các hang động nơi đây độc đáo bởi chúng được hình thành từ những cột đá bazan dựng đứng, có cấu trúc hình lục giác hoàn hảo. 



Hang động được phát hiện vào năm 1772 bởi nhà tự nhiên học nổi tiếng Joseph Banks. Mãi đến sau này, người ta mới đặt cho nó cái tên Fingal: người xa lạ da trắng, dựa theo tên của một người anh hùng trong huyền thoại Ai len. 

Người Scotland cho rằng chính người khổng lồ Fiom mac Cumhail đã xây dựng nơi đây làm nơi chiến đấu với gã khổng lồ Benandoner hung dữ.



Cửa hang động Fingal khá lớn, có hình vòm và nước biển tràn vào quanh năm. Theo các nhà địa chất, hang Figal có thể được hình thành do dung nham nóng chảy kết hợp với sói mòn. Chiều cao của cột đo từ mặt đất lên là 72 mét còn phần chôn sâu dưới đáy biển là 700 mét. 



Fingal còn được mệnh danh là “Uhmh-Binn”, nghĩa là “Hang động giai điệu” bởi tiếng sóng đập vào ghềnh đá đã tạo nên âm thanh vang vọng như tiếng cầu nguyện trong thánh đường. 



Hang động Fingal đã được đưa vào rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Nhà soạn nhạc Mendelssohn sau khi tới thăm Fingal vào năm 1829 đã viết Die Hebriden hay còn gọi là Fingal’s Cave overture, một tác phẩm truyền cảm hứng bởi âm thanh trong động. 


Nhà soạn kịch August Strindberg cũng lấy bối cảnh của hang động Fingal cho tác phẩm kịch “A dream play” của ông. Vẻ đẹp kỳ lạ của Fingal còn đi vào rất nhiều tác phẩm nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, văn học, kịch nghệ trên toàn thế giới. 







Hiền Trang (Theo W)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét